Các chuyên gia kinh tế thế giới ví Việt Nam, với đà tăng trưởng hiện nay, như một nước Nhật của khu vực Đông Nam Á, trong đó ngành tài chính ngân hàng đang hứa hẹn một cuộc bùng nổ.
Tại cuộc họp báo trước Hội nghị Quốc tế về Kinh tế đối ngoại 2008 với chủ đề "Việt Nam - Ngôi sao đang lên", ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành tập đoàn Indochina Capital, cho rằng, với đà phát triển hiện nay, Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, với hướng phát triển ít nhiều giống Hàn Quốc hay Nhật. Trước đó, giới đầu tư nước ngoài từng ví Việt Nam như một hiện tượng Trung Quốc thứ hai.
"Với đặc thù dân số ít và thuần nhất hơn, lại tiếp giáp biển nhiều, Việt Nam có khả năng hướng ngoại để hội nhập nhiều hơn", vị doanh nhân đã có mặt tại đây hơn 15 năm giải thích lý do ông thấy nền kinh tế Việt Nam gần gũi với những quốc đảo ở Đông Á hơn là người láng giềng 1,3 tỷ dân.
Nhân công rẻ đang là một trong những điểm hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Các chuyên gia của tập đoàn truyền thông Economist Intelligence Unit chia sẻ nhận định này khi cho rằng, về quy mô, kinh tế Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng không phải đối mặt với những vấn đề nội tại như nước láng giềng.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khó lòng đuổi kịp Trung Quốc, do tỷ lệ tiết kiệm trong đầu tư và tái đầu tư tại nước này cao hơn hẳn. Song theo các chuyên gia, chính tốc độ tăng trưởng 8,5% là phù hợp với Việt Nam và cũng nhờ thế, sự tăng trưởng có phần bền vững hơn. Theo chuyên gia của Economist, năm 2007, Việt Nam được xếp hạng có môi trường đầu tư an toàn nhất châu Á và thứ hai thế giới.
Ông Justin Wood, Giám đốc Corporate Network thuộc Economist, nhận xét, một trong những điểm đáng chú ý nhất của Việt Nam hiện nay là chi phí sản suất rẻ hơn rất nhiều so với các nước lân cận, đặc biệt về giá nhân công. "Năm 1997, giá nhân công tại Việt Nam và Trung Quốc ngang bằng nhau, song đến nay giá tại Trung Quốc đã vượt xa", ông Wood dẫn chứng. Đây là một trong những điểm đầu tiên được các doanh nghiệp đặt lên bàn cân trước khi quyết định rót vốn.
Hiện tỷ suất đầu tư so với GDP của Việt Nam cũng ở mức cao, và đây là một trong những yếu tố hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2007, tổng nguồn vốn dành cho lĩnh vực này của Việt Nam tương đương 40,6% GDP.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tài chính ngân hàng sẽ là một trong những tâm điểm của nền kinh tế trong thời gian tới. Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam Thomas Tobin nhận định, ngành tài chính ngân hàng đang bùng nổ nhờ những cải cách của Chính phủ sau khi gia nhập WTO. "Yếu tố được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hàng đầu hiện nay là doanh nghiệp nước ngoài được nắm giữ tối đa 30% vốn tại các ngân hàng trong nước", ông này cho hay.
Trao đổi với VnExpress, ông Justin Wood cũng nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển mạnh ở khả năng vốn hóa, nhất là khi Việt Nam còn nhiều doanh nghiệp chưa được cổ phần hóa. Song thị trường chứng khoán Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào dòng vốn ngoại. "Những dòng vốn này vào nhiều, song cũng có thể rút đi rất nhanh, như những gì đã xảy ra với các nước Đông Nam Á láng giềng hồi cuối những năm 1990", ông Wood cảnh báo.
Giới đầu tư nước ngoài đánh giá, lạm phát đang là một trong những nguy cơ hàng đầu đối với kinh tế Việt Nam. Theo đó, trong năm 2007, với tỷ lệ 12,63%, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á. Theo ông Justin Wood, một trong những lý do quan trọng là dòng vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp nước ngoài lớn ồ ạt đổ vào. "Cơ quan kiểm soát tài chính đã có nhiều biện pháp để can thiệp, song đôi khi chính sự can thiệp lại làm tình hình trầm trọng hơn", ông này nói thêm. Trong khi đó, hoạt động cổ phần hóa, theo các chuyên gia, đang chậm lại và có phần phức tạp.
Giám đốc HSBC Thomas Tobin nhận định, Việt Nam có thể tiếp nhận những dòng vốn FDI lớn hơn nữa, song về ngắn hạn, nền kinh tế chưa thể hấp thụ tốt những dòng vốn này. Cũng theo Tổng giám đốc HSBC, các doanh nghiệp rót vốn vào Việt Nam hiện đều phải đào tạo lại nhân lực và thiết lập cơ sở sản xuất từ đầu. "Nhà đầu tư không thể kỳ vọng có thành quả sớm ở một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng như Việt Nam, mà cần kế hoạch dài hơi hơn", ông này rút ra kết luận.
Ngọc Châu
did my husband cheat
open is my husband cheat
husband watches wife cheat
read how to cheat wife
free online intimate sex stories
click sex stories in hindi
cheat wife
read how to tell if wife has cheated